Vị thế của Content Writer trong ngành Marketing

Thủy Mai
4 min readAug 29, 2021

Content Writer là một trong những ngành nghề có sức hút lớn trong những năm trở lại đây. Và được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, theo đuổi. Với lực lượng cây viết đông đảo, cả kỳ cựu lẫn tân binh, ngành Marketing trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để có thể trụ được với nghề lâu dài lại là vấn đề cần cân nhắc. Dưới đây là những khái quát về vị thế của Content Writer trong ngành Marketing nói chung. Mong rằng sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện nhất!

Content Writer là gì? Ai có thể trở thành Content Writer?

Content Writer được đánh giá là một phần quan trọng của Digital Marketing. Nhiệm vụ chính là cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc. Khuyến khích truyền tải một cách đầy đủ và nhất quán với hình ảnh minh họa sinh động và lối dẫn dắt lôi cuốn. Qua cách vận dụng nhuần nhuyễn ngôn từ và tư duy sắc bén trong cách lập bố cục, định hướng đối tượng tiếp nhận.

Những người làm nghề này còn được gọi là “Người viết nội dung quảng cáo”. Thực tế, có không ít nhầm lẫn. Nhiều người cho rằng nghề này chỉ dành cho dân chuyên Văn hay tốt nghiệp các trường Báo chí. Những đối tượng này vốn đã được đào tạo sâu về ngôn ngữ và có vốn từ tương đối rộng. Tuy nhiên, thị trường Marketing hiện không thiếu những writer xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau. Đơn cử là dân cơ khí, kế toán, luật,… Dù xuất thân từ chuyên ngành nào, mỗi đối tượng đều có vốn liếng kiến thức nhất định, cùng cách xử lý thông tin riêng biệt. Điều này sẽ đem lại nhiều sắc thái mới mẻ hơn cho ngành viết.

Những khó khăn Content Writer hay gặp phải

Nghề Content Writer tương đối dễ tiếp cận. Tuy nhiên, cũng khó tránh các khó khăn. Dưới đây là 2 khó khăn cơ bản nhất:

Bí ý tưởng

Đối với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, họ thường nhận làm CTV viết bài cho website chuẩn SEO. Có những dự án phải viết đến hàng trăm bài cho cùng 1 từ khóa. Đôi khi cũng gặp những từ khóa tương tự nhau, gây khó khăn rất nhiều khi lên ý tưởng. Bên cạnh đó, còn có những áp lực từ số lượng bài, số từ và deadline gấp rút. Dễ dẫn đến tình trạng cạn kiệt ngôn từ, xuống tinh thần. Theo đó, hiệu quả công việc và chất lượng bài viết không đạt như kỳ vọng.

Chưa vận dụng đúng các công cụ phục vụ Content

Khó khăn này thường xuất phát từ các CTV chỉ làm suốt ở một nơi cố định. Theo thời gian đã quen dần với các yêu cầu viết bài tại nơi này. Nhịp độ công việc diễn ra đều đặn, dễ khiến người ta quên mất phải tăng cường khai thác kiến thức chuyên sâu. Do đó, kỹ năng vận dụng các công cụ còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng bài viết, cũng như hiệu quả công việc.

Những kỹ năng không thể thiếu của một Content Writer

Trước những thay đổi không ngừng từ thị trường số, Content Writer không chỉ đơn giản là ngồi viết. Bản thân người viết cũng cần chứng tỏ thực lực qua các kỹ năng chuyên môn. Ngay cả với khách hàng hay những nhà tuyển dụng, khi tìm kiếm dịch vụ viết bài họ đều quan tâm đến vấn đề này.

Các kỹ năng quan trọng của một Content Writer như sau:

  • Có tư duy đúng về nghề: đừng viết theo bản năng, hãy không ngừng học hỏi để có cái nhìn toàn diện nhất. Từ đó khắc phục được các khó khăn, tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả thiết thực.
  • Tìm ý tưởng viết bài: hiện có nhiều nguồn ý tưởng hấp dẫn phục vụ công việc content. Cùng với đó là bộ công thức triển khai ý tưởng từ những chia sẻ của các chuyên gia trong ngành.
  • Làm việc có kế hoạch: cân đối thời gian để hoàn thiện các mục tiêu.
  • Yêu viết lách: yêu thích chính là động lực để hoàn thành tốt công việc.
  • Tỉ mỉ: đảm bảo câu chữ trau chuốt, ý tứ rõ ràng. Tránh các lỗi sai về chính tả, ngữ pháp.
  • Đọc nhiều hơn: đọc mọi thể loại để mở rộng vốn từ và có cách vận dụng tốt.
  • Học về SEO: đây là kiến thức cơ bản khi viết bài website. Bao gồm cách tìm kiếm từ khóa, kỹ thuật viết.
  • Thấu hiểu tâm lý khách hàng: tùy thuộc vào chủ đề, sản phẩm từ đó phân tích hành vi khách hàng. Để bài viết chạm đúng nhu cầu và dẫn dắt khách hàng tìm mua sản phẩm.
  • Đo lường hiệu quả: để dễ dàng chỉnh sửa, tiếp thu kinh nghiệm và phát triển bản thân.

Hiệu quả làm việc được đánh giá như thế nào?

Sử dụng các công cụ đo lường là cách để các Content Writer nhìn nhận lại quá trình làm việc. Từ đó, đánh giá hiệu quả công việc và khắc phục những thiếu sót. Quá trình này giúp bạn biết được nên sử dụng giọng văn nào để truyền tải thông tin đến đúng đối tượng khách hàng, viết theo công thức nào để tăng tính chuyển đổi, những từ khóa nào nhanh lên top,…

Các cách đo lường hiệu quả công việc content như sau:

  • Định vị thương hiệu: số lượng khách truy cập, lượt xem trang/video,…
  • Khả năng giữ chân: lượt đăng ký, tải về, thời gian trên trang, tỉ lệ thoát,…
  • Tương tác: từ các fanpage và các kênh social khác qua reactions, tweet, share, comment,…
  • Doanh thu: liên quan đến hoạt động bán hàng.

Hiểu rõ bản chất của ngành nghề, tầm quan trọng, cùng những khó khăn phải đối mặt sẽ giúp Content Writer có thể tiến xa hơn trong tương lai. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc!

--

--